0

Các giai đoạn cảm xúc sau chia tay và cách vượt qua (Phần 2) | Safe and Sound

Chia tay là một trải nghiệm khó khăn và đau lòng mà ai cũng có thể trải qua ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết quá trình vượt qua chia tay không chỉ dừng lại ở giai đoạn buồn bã và đau khổ, mà còn đi qua một loạt các cảm xúc phức tạp khác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các giai đoạn cảm xúc sau chia tay và cách vượt qua mỗi giai đoạn một cách tích cực.

Ngô Thị Sáng | Thạc sĩ Giáo dục học – Viện tâm lý và sức khoẻ tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phát triển

Giai đoạn 3: Giận dữ và oán hận

Ảnh 1: Giai đoạn giận dữ và oán hận

Sau khi chia tay, bạn có thể cảm thấy tức giận và oán hận mãnh liệt người yêu cũ.

Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, đây là một số suy nghĩ và hành vi bạn có thể trải qua trong giai đoạn này:

  • Cảm thấy bị tổn thương: Bạn có thể cảm thấy bị tổn thương trước hành động của người yêu cũ với những suy nghĩ: “Sao họ dám phớt lờ tôi/làm tổn thương tôi/bỏ rơi tôi?”
  • Trút giận: Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết, sự tức giận của bạn có thể khiến bạn hành động theo những cách như gửi những tin nhắn gây tổn thương, nói những điều bạn không cố ý và gây gổ với người yêu cũ
  • Đổ lỗi: Bạn có xu hướng tìm kiếm một mục tiêu để trút sự tức giận của mình vào. Bạn có thể đổ lỗi cho người yêu cũ, chính mình hoặc các yếu tố khác dẫn đến việc chia tay.
  • Mong những điều tồi tệ với đối tác cũ: Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, bạn có thể hy vọng và cầu nguyện rằng sự đau khổ sẽ xảy đến với người yêu cũ của bạn, để họ không thể hạnh phúc nếu không có bạn.
  • Phá bỏ những đồ vật kỷ niệm: Sự tức giận của bạn có thể khiến bạn vứt bỏ hoặc phá hủy những món đồ khiến bạn nhớ đến người cũ.
  • Trở nên cay đắng: Sự tức giận có thể tô điểm cho quan điểm sống của bạn, khiến bạn cảm thấy cay đắng, hoài nghi và oán giận người khác.

Sau đây là một số chiến lược được các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý chia sẻ có thể giúp bạn đối phó với sự tức và oán hận sau chia tay:

  • Cho phép sự tức giận được xảy ra: ngay cả khi nó không thoải mái, hãy để nó có thể được trỗi dậy và biến mất.
  • Hướng sự tức giận của bạn sang hoạt động lành mạnh: Điều quan trọng là hướng sự tức giận của bạn sang những hoạt động giải trí lành mạnh như tập thể dục, nghệ thuật hoặc âm nhạc
  • Tránh nói xấu người yêu cũ: Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý khuyên bạn tránh nói xấu những đặc điểm tiêu cực và khuyết điểm về tính cách của người yêu cũ với người khác sau chia tay vì điều đó phản ánh không tốt về bạn. Thay vào đó, tập trung vào việc xây dựng lại bản thân và không làm giảm giá trị của người yêu cũ.
  • Tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia: Nếu sự tức giận và oán hận của bạn sau chia tay quá lớn, hãy cân nhắc tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp . Chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý có thể cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ bạn.
  • Tha thứ: Tha thứ không có nghĩa là quên đi hay bỏ qua mọi chuyện đã xảy ra. Đúng hơn, đó là việc giải phóng sự kìm kẹp mà sự oán giận đè nặng lên bạn. Quá trình này có thể mất thời gian và nó cũng có thể liên quan đến việc tha thứ cho chính bạn.

Giai đoạn 4: Thương lượng và đàm phán

Ảnh 2: Giai đoạn thương lượng và đàm phán

Đây là một số suy nghĩ và hành vi bạn có thể trải qua trong giai đoạn này:

  • Mong một cơ hội khác: Bạn có thể nảy sinh suy nghĩ ước có cơ hội thứ hai và nghĩ: "Giá như mình có thêm một cơ hội nữa thì mọi chuyện có thể đã khác".
  • Hứa hẹn sự thay đổi: Theo các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý, trong giai đoạn này bạn có thể rơi vào tình trạng hứa với người yêu cũ rằng bạn sẽ thay đổi với hy vọng 2 người sẽ quay lại với nhau.
  • Thỏa hiệp các giá trị cá nhân: Bạn có thể thỏa hiệp về các giá trị, ranh giới hoặc lựa chọn lối sống cá nhân của mình để cố gắng giải quyết mọi việc với người yêu cũ.

Đây là một số chiến lược có thể giúp bạn đối phó:

  • Tránh hồi tưởng về mối quan hệ: Mặc dù có thể khó khăn nhưng các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý khuyên rằng hãy cố gắng đừng hồi tưởng về mối quan hệ vì khi làm như vậy, bạn chỉ đang trích xuất những khoảnh khắc của mối quan hệ mà bạn muốn ghi nhớ.
  • Đừng lý tưởng hóa: Khi bạn chia tay với ai đó, bạn rất dễ lý tưởng hóa người đó quá mức. Điều quan trọng là phải nhớ cả điều tốt và điều chưa tốt.
  • Đừng thỏa hiệp các giá trị của bạn: Đừng thỏa hiệp những giá trị quan trọng đối với bạn chỉ để níu kéo mối quan hệ. Các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý cho biết, hãy nhớ rằng bạn có thể có một mối quan hệ trọn vẹn theo cách riêng của mình với người sẵn sàng tôn trọng và chia sẻ các giá trị đó cùng bạn.

Xem thêm:

Làm thế nào để một cặp đôi có thể phòng ngừa ngoại tình?

Các giai đoạn cảm xúc sau chia tay và cách vượt qua (Phần 1)

: Các giai đoạn cảm xúc sau chia tay và cách vượt qua (Phần 2) | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound